- Tư vấn: 0936 336 389 - Hotline: 0936 336 389
- Giới thiệu
- Dịch vụ visa
- Bảo hiểm
- DV cấp phép
- Tour du lịch
- Vé máy bay
- Tin Tức
- Liên hệ
Bị đánh trượt visa là điều không ai mong muốn. Bạn có thể sẽ bỏ lỡ mất chuyến đi du lịch tuyệt vời, một chuyến đi công tác quan trọng, hay cơ hội thăm người thân ở nước ngoài. Cảm giác hụt hẫng và e ngại trong những lần xin visa sau là tâm trạng phổ biến của nhiều người.
Trong những tình huống như thế này chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn lời khuyên thật sự hữu ích khi bạn rơi vào tình huống bị từ chối các loại visa sau đây:
Visa Mỹ
Đừng quá lo lắng khi bị đánh rớt visa Mỹ vì đương đơn có thể nộp hồ sơ và đặt lịch hẹn trở lại ngay lập tức để thử sức với các câu hỏi phỏng vấn của nhân viên Lãnh sự quán. Tuy nhiên, điều đáng lo lắng là nếu bạn không cho thấy sự cải thiện trong hồ sơ cũng như trong việc trả lời phỏng vấn của nhân viên Đại sứ quán thì khả năng bạn bị đánh rớt trong lần thứ 2 sẽ rất cao.
Vì thế, nếu chẳng may rơi vào trường hợp này, bạn đừng quá vội vàng xin lịch hẹn lần thứ 2 (trừ khi quá gấp) mà hãy dành cho mình ít nhất 3 tháng để chuẩn bị lại hồ sơ cũng như kỹ năng, tâm lý cho lần hẹn tiếp theo được tốt hơn.
Visa Nhật
Khác với visa Mỹ, có thể nói rớt visa Nhật là một ‘cực hình’ dành cho các đương đơn vì những quy định khắt khe của Lãnh sự quán Nhật. Theo đó, đương đơn phải mất đến 6 tháng mới có thể nộp hồ sơ xin lại visa. Lời khuyên cho bạn trong trường hợp này là hãy bình tĩnh, kiểm tra lại những thiếu sót trong hồ sơ cũng như tinh thần, kỹ năng… để có thể đạt được kết quả tốt trong lần hẹn tiếp theo.
Visa Hàn Quốc
Nếu bị đánh rớt visa Hàn Quốc thì thời gian bạn phải chờ đợi cho lần hẹn thứ 2 là 3 tháng. Tuy nhiên, việc xin lại visa Hàn Quốc không khó như bạn nghĩ khi mà quan trọng nhất vẫn là các thông tin về công việc và tài chính. Vì thế, chỉ cần bạn chuẩn bị kỹ về các thông tin thì khả năng được cấp visa Hàn Quốc là rất lớn.
Visa châu Âu
Một điểm tích cực khi hồ sơ của đương đơn bị đánh rớt khi xin visa vào khối Schengen là sẽ có kèm theo một đơn giải trình lý do tại sao hồ sơ xin visa bị từ chối. Vì thế, đương đơn chỉ cần xem lại các lý do mình bị từ chối để chuẩn bị lại hồ sơ cho lần xin visa tiếp theo.
Một điều quan trọng cần lưu ý là đương đơn không nên thay đổi quốc gia đích đến đầu tiên, hoặc chuyển sang xin visa của một nước thành viên khối Schengen khác. Ví dụ: Nếu đương đơn rớt visa Đức, thì trong lần nộp hồ sơ sau, bạn vẫn nên nộp lại hồ sơ xin visa Đức, không nên chuyển sang các quốc gia khác thuộc khối như Pháp, Ý….