Tư vấn: 0936 336 389
Hotline: 0936 336 389
Zalo & Viber : 0936 336 389 Skype: Chat trực tuyến
DANH MỤC

Kinh nghiệm đến Đại Sứ Quán Pháp xin VISA châu Âu

Kinh nghiệm đến Đại Sứ Quán Pháp xin VISA châu Âu

Những ai có ý định du lịch châu Âu tự túc thì bắt buộc phải có VISA Schengen để có thể tự do đi lại giữa 26 nước thuộc khối Schengen mà không cần bất kì thủ tục hải quan phức tạp nào khác.

VISA Schengen có thể đi những nước nào?

VISA Schengen cho phép nhập cảnh vào các nước: Đức, Áo, Bỉ, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Estonia, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ý, Lettonia, Lituanie, Malta, Luxembourg, Na Uy, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Cộng Hòa Séc, Slovakia, Slovénia, Thụy Điển, Thụy Sĩ…

Theo lý thuyết bạn đều có thể xin visa ở 1 trong 26 nước trên nhưng hiện nay, chỉ có Pháp, Italy, Hà Lan và Tây Ban Nha chấp nhận cấp VISA Schengen mà không cần người bảo lãnh.

Xin VISA Schengen ở đâu?

Theo kinh nghiệm đúc kết, bạn nên xin visa du lịch tự túc thuần túy nếu không rơi vào 2 trường hợp:

- Bạn không mạnh về tài chính ( tức là rất khó để xin visa du lịch)

- Có người bảo lãnh “ mạnh” ( về tài chính, nhà cửa và support). Nhưng nếu có yếu tố bảo lãnh, Đại sứ quán sẽ yêu cầu giấy bảo lãnh, giấy chứng minh thu nhập do Tòa thị chính nơi người bảo lãnh cấp, rồi đóng phí và chuyển về Việt Nam sẽ rất mất thời gian , công sức và tiền bạc.

Theo kinh nghiệm của nhiều người thì nên nộp đơn xin visa ở Đại sứ quán Pháp vì so với các nước khác thì xin visa du lịch Pháp sẽ dễ hơn.

Xin VISA Schengen cần những thủ tục gì?

1. Giấy tờ cần chuẩn bị (trên khổ giấy A4)

Nói chung, mọi giấy tờ sẽ bao gồm thông tin với mục đích chứng minh bạn sở hữu rất nhiều thứ ở Việt Nam ( chức vụ tốt, công việc tốt, mức lương cao, nhà xe đầy đủ, vợ con ( nếu có) thì đang ở Việt Nam và bạn có rất nhiều tiền) nên bạn đi du lịch, chẳng việc gì mà phải trốn lại cả.

2. Hộ chiếu

Hộ chiếu phải còn ít nhất 2 trang trống ( để ĐSQ dán visa) và có giá trị tối thiểu 3 tháng kể từ ngày rời khỏi lãnh thổ các nước trong khối Schengen.

3. 01 tờ khai xin thị thực Schengen ngắn hạn

Tờ khai này phải điền bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. 

4. 01 ảnh thẻ

Yêu cầu: ảnh chụp phần đầu của đương đơn, chụp từ phía trước mặt, chụp gần thời điểm nộp đơn, người trong hình giống người thực, khổ hình 3.5 cm x 4.5 cm, là hình màu trên nền trắng đồng màu (phông nền có màu không được chấp nhận), đầu để trần) .

5. Bản sao từ trang 1-5 của hộ chiếu

Bản sao được nộp cùng với thị thực Schengen cuối cùng (nếu có), kèm theo các trang có dấu xuất nhập cảnh Schengen và Việt Nam.

Chú ý: Nên photo thêm cả những trang mình có visa đi nước khác và có dấu nhập cảnh, xuất cảnh ở nước khác. ( Càng chứng minh mình đã đi nhiều nước phát triển và đều đã quay trở về Việt Nam thì hồ sơ càng mạnh).

6. Giấy chứng minh tình trạng gia đình

Trên file pdf của website ĐSQ Pháp thì ghi là “bản sao đầy đủ hộ khẩu và giấy kết hôn”.

Trên website ĐSQ Pháp thì ghi là “Sổ hộ khẩu: Nộp bản chính và bản photocopie”

7. Giấy chứng minh hoàn cảnh nghề nghiệp

+ Bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định bổ nhiệm ( nếu bạn làm trưởng nhóm, trưởng dự án, phó phòng, trưởng phòng thì thêm cái quyết định bổ nhiệm, hồ sơ sẽ mạnh hơn).

+ Giấy phép kinh doanh (nếu bạn là chủ doanh nghiệp).

+ Quyết định nghỉ phép : “giấy xác nhận (bản gốc) của người sử dụng lao động ghi rõ tên, chức danh, thời gian cho phép đương sự được nghỉ để đi du lịch Pháp. Giấy nghỉ phép phải có dấu, chữ ký, tên, chức danh của người phụ trách.”

8. Giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập thường xuyên tại Việt nam đảm bảo đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tại Pháp

Mục đích chứng minh nguồn thu nhập này là để ĐSQ thấy rằng, bạn có một công việc rất tốt, với mức lương có thể tha hồ đi chơi và du lịch.

9. Lịch trình của chuyến đi

Trong trường hợp bạn lưu trú tại nhiều quốc gia trong khối Schengen, cần nộp hồ sơ xin thị thực Schengen ngắn hạn tại cơ quan lãnh sự là “điểm đến chính” của chuyến đi.

• Quốc gia “điểm đến chính” là quốc gia mà ở đó đương đơn sẽ thực hiện mục đích chính của chuyến đi.

• Trong trường hợp mục đích của chuyến đi là giống nhau trong tất cả các quốc gia sẽ đặt chân đến, Quốc gia “điểm đến chính” là nơi mà đương đơn sẽ lưu lại lâu nhất.

• Trong trường hợp cả mục đích chuyến đi lẫn thời gian lưu trú tại mỗi quốc gia đều giống nhau, Quốc gia “điểm đến chính” là nơi mà đương đơn sẽ đặt chân xuống đầu tiên.

Khi xin visa Schengen ở ĐSQ Pháp, thì bạn phải chứng minh được Pháp là điểm đến chính hoặc ít nhất là điểm đến đầu tiên.

10. Giấy tờ chứng minh mục đích chuyến đi

Để biết được các giấy tờ chứng minh mục đích chuyến đi vui lòng liên hệ: hotline: 0979 918 666 để được tư vấn.

11. Lấy visa

Không giống như trước đây với thời hạn để lấy visa là 1 tuần ( dù trượt hay đỗ) thì bây giờ đã khác. Bởi vì bên TLScontact làm trung gian nên nếu có thắc mắc gì các bạn có thể gọi trực tiếp và trình bày trường hợp của mình để biết chắc chắn rằng visa của mình sẽ được lấy vào khi nào.

Mong rằng qua những kinh nghiệm này, bạn có thể xin VISA Schengen tại Đại sứ quán Pháp thuận lợi nhé để có một chuyến du lịch châu Âu tự túc hoàn hảo nhé!


© 2009 vietpower Copy Right. All Rights Reserved.

0936.336.389