Du lịch Châu Âu là ước mơ của rất nhiều người. Không phải cứ có tiền thích đi là có thể đi được. Liệu có xin được visa hay không cũng là một thử thách lớn cho nhiều người. Xin visa châu Âu không quá khó như nhiều người nghĩ nhưng chắc chắn rồi nó cũng không dễ dàng chút nào. Chỉ một chút sai sót trong khâu chuẩn bị hồ sơ thủ tục hoặc phỏng vấn bạn có thể bị trượt visa "dễ như ăn cơm".
Bởi vậy mà nhiều người chọn cách tìm đến dịch vụ để giảm thiểu tối đa rủi ro. Nếu không chí ít bạn cũng hãy tham khảo thật ký những kinh nghiệm xin visa để trang bị những kiến thức cần thiết cho bản thân mình. Bài tổng hợp dưới đây hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn.
Sức mạnh của visa Schengen vượt qua con số 26 nước
Visa Schengen cho phép bạn di chuyển tự do trong khối Schengen gồm 26 nước châu Âu là Áo, Bỉ, Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Italy, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ, Liechtenstein. Các vương quốc nhỏ và vùng lãnh thổ như Vatican & San Marino (thuộc Ý), Monaco, Andorra cũng cho phép người có visa Schengen nhập và xuất cảnh. Đi phệt qua những nước ‘nhỏ nhưng chất’ này sẽ giúp bạn thêm vào bucket list hoặc danh sách những nơi đã đi qua của mình đấy!
Người Việt đi theo diện du lịch thì thời gian lưu trú trong khối Schengen thường không quá 30-45 ngày (ví dụ nước Pháp), theo diện thăm thân thì thời gian lưu trú có thể lên tới 2-3 tháng (ví dụ nước Hà Lan). Một số nước khó xin visa là Anh (thủ tục phức tạp); Đức (thời gian lưu trú giới hạn chặt chẽ), Séc (hồ sơ đông do xuất khẩu lao động nhiều và phải xếp hàng), Ba Lan (hồ sơ đông, nhiều trường hợp trốn ở lại). Một số nước dễ xin visa hơn là Pháp (chính sách thu hút khách du lịch ưu tiên cho người Việt, visa cho cấp dài ngày) và Hà Lan (thủ tục đơn giản).
Một số nước khác ngoài khối Schengen có thể nhập cảnh hoặc dễ xin visa mà bạn chưa biết, nếu có visa Schengen hoặc thẻ cư trú Schengen là: Nga (đi tàu từ Thuỵ Điển hoặc Phần Lan sang Nga miễn visa) và các nước thuộc khối Balkans (Bosnia & Herzegovina, Croatia, Montenegro, Albania, Romania) – thời gian lưu trú sẽ ít hơn 30 ngày là thời gian tối đa bạn thường được ở lại trong 1 nước Schengen. Khi có thể cư trú châu Âu tạm thời hoặc dài hạn thì xin visa đi Anh và Mỹ cũng dễ dàng hơn nhiều. Các nước Anh, Ireland, Scotland không nằm trong khối Schengen nên bạn phải xin visa riêng cho các quốc gia này. Macedonia chỉ cho phép những người có visa Schengen định cư, loại C hoặc D nhập cảnh.
Thủ tục visa châu Âu đối với người Việt cư trú ở Việt Nam
Các giấy tờ cần thiết để làm visa châu Âu chủ yếu gồm các thủ tục chứng minh tài chính (sổ đỏ, sổ tiết kiệm, sao kê tài khoản ngân hàng, …); chứng minh nhân thân (sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn nếu đã có gia đình, giấy khai sinh của con nếu đã có con); và công việc (hợp đồng lao động hoặc quyết định bổ nhiệm, giấy xin nghỉ phép nếu đi ngoài ngày lễ, bảng lương, …). Ngoài ra, các giấy tờ khác bao gồm thư mời của công ty du lịch (nếu đi theo tour) hoặc lịch trình chuyến đi, booking vé máy bay, khách sạn, booking vé phương tiện giao thông trong châu Âu cho chuyến đi nếu có, … Các giấy tờ phải được dịch và công chứng bằng tiếng Anh hoặc tiếng của nước xin visa. Tuỳ theo quy đinh của từng đại sứ quán mà nộp các giấy tờ khác nhau, tuy nhiên về cơ bản các đại sứ quán yêu cầu tương tự nhau. Bản nộp là bản gốc hoặc bản photo, tuỳ từng quốc gia mà bạn xin visa.
img_0503
Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm xin visa, hoặc hồ sơ yếu (ví dụ như công việc lương thấp, chưa có gia đình, …) thì nên làm dịch vụ qua những trung tâm uy tín chuyên về visa châu Âu như Visana để tiết kiệm thời gian và chi phí xin visa đi từ Việt Nam. Visana là một cổng thông tin cho mọi người có nhu cầu xin visa đi nước ngoài, cung cấp toàn bộ các thông tin như hồ sơ, quy trình mà người dùng có thể áp dụng để tự xin visa trực tiếp tại Đại Sứ Quán cũng như các mẫu hồ sơ miễn phí mà mọi người có thể download để tự hoàn thiện bộ hồ sơ của mình. Visana cũng tư vấn visa miễn phí cho khách hàng. Nếu đã đi nhiều nước châu Á & nhất là ngoài châu Á & có hồ sơ đẹp thì tỷ lệ đỗ visa cao. Visa Pháp là một trong những visa phổ biến và dễ xin nhất.
Một số kinh nghiệm xin visa du lịch châu Âu
Để xin visa thành công, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ – đảm bảo minh bạch và nhất định không làm giả bất kỳ loại giấy tờ nào trong bộ hồ sơ của mình. Điều quan trọng nhất quyết định bạn đỗ hay trượt visa không phải là điều kiện kinh tế tốt đến đâu, mà là bạn có đảm bảo được mình sẽ quay lại Việt Nam sau khi thời gian cấp visa kết thúc hay không. Vì thế, bộ hồ sơ cần phải chứng minh được mối ràng buộc của bạn với Việt Nam như gia đình, công việc, tài sản, … Bạn cũng cần đảm bảo chi trả, hoặc được chi trả cho chuyến đi của mình nếu có người tài trợ – đảm bảo mình sẽ không trốn lại hay lao động và kinh doanh bất hợp pháp trong thời gian du lịch ở châu Âu. Hồ sơ xin visa châu Âu không quá phức tạp, các bạn trẻ chưa lập gia đình cũng có thể xin visa được nếu có thu nhập ổn định.
Mỗi đại sứ quán có một quy trình xin visa du lịch châu Âu khác nhau. Các bước phổ biến sẽ là đặt lịch hẹn online (hoặc xếp hàng nếu không có hệ thống đặt lịch) – chuẩn bị hồ sơ – nộp hồ sơ theo lịch hẹn hoặc ngày tiếp nhận hồ sơ – đóng tiền, chụp ảnh và lấy dấu vân tay – đợi kết quả – lấy hộ chiếu. Thời gian xét duyệt hồ sơ có thể rất nhanh 5-7 ngày, hoặc lên tới 1-2 tháng vào mùa cao điểm du lịch. Lưu ý mỗi đại sứ quán có yêu cầu về ảnh khác nhau, nên chụp ảnh hộ chiếu không là chưa đủ mà phải đảm bảo ảnh của bạn đúng quy định.
TH từ Internet